What is Truth, Really?

Người Phật giáo thường hay có những câu như “Phật dạy”, “Tổ dạy”, “Phật thuyết pháp”, “Tổ giảng kinh, luận” v.v…

“Phật nói” hay “Tổ nói” không phải là điều làm cho mọi thế hệ hành giả Phật giáo phải bận tâm, câu nệ. Mà nghiêm trọng là dường như có vẻ báng bổ?

Tôi nói rằng, trong ý niệm “Thiên bá ức hóa thân Thích Ca Mâu Ni Phật” (…), các vị Tổ của Phật giáo không bao giờ nói điều gì, dạy điều gì, ghi xuống điều gì mang tính phản nhân luân, vô đạo đức. Thí dụ như có tỵ tổ tôn giáo “phán dạy”, ra lịnh cho môn đồ, dân chúng động binh xâm lăng, giết người, cướp của (…?).

Tôi xin chấm dứt chủ đề mang tính “hý luận” về chuyện “Phật nói” hay “Tổ nói” ở đây bằng với những chia sẻ:

-Kinh Bát Nhã –

“Ở nước ta, đến nay đã có 2 bộ kinh Đại Bát Nhã dịch ra tiếng Việt. Bản thứ nhất là bản kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật do Ngài Cưu Ma La Thập (344 -413), một vị đại sư người Ấn Độ sang Trung Hoa hoằng truyền Phật pháp từ năm 401 đến năm 413, dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Bản này do Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch từ chữ Hán ra tiếng Việt từ năm 1963, gồm 3 tập, 30 quyển. Bản thứ hai là bản kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa gồm 24 tập 600 quyển do Ngài Tam tạng Pháp sư Huyền Trang (602664) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán, Hòa thượng Thích Trí Nghiêm và Hòa thượng Thích Thiện Siêu dịch từ chữ Hán ra chữ Việt, xuất bản năm 1998.

Do bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Mahà-prajnà-pàramità) quá lớn, quá đồ sộ và tư tưởng bộ Đại Bát Nhã quá thâm yếu và cao siêu, nên các vị Tổ Phật giáo từ xua đã cố gắng tóm lược cho ngắn lại, rút từ 25.000 câu qua nhiều lần đến mức chỉ còn 260 chữ thành bản Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, tức bản Bát Nhã Tâm Kinh hiện nay. Bản Bát Nhã Tâm Kinh này chỉ với 260 chữ mà đã thâu tóm được ý nghĩa nội dung tư tưởng giáo lý cả 600 quyển của bộ Đại Bát Nhã.

Bản Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là bản kinh thu gọn, cô đặc, chọn lấy cái tinh túy, cái cốt lõi của bộ Đại Bát Nhã. Nên nó có một tầm quan trọng đặc biệt và vì vậy nên trong bất cứ một thời kinh nào, trước khi kết thúc và hồi hướng, tăng ni và Phật tử cũng phải tụng Bát Nhã Tâm Kinh.” –

 

https://phatgiao.org.vn/gia-tri-tham-dieu-cua-bat-nha-tam-kinh-d9898.html

Dẫn ra bài kinh Bát Nhã tóm gọn 260 chữ như trong đường link dẫn thượng, làm tôi nhớ đến một câu chuyện khá lý thú vào năm 1977 khi gia đình chúng tôi đi viếng cảnh Thích Ca Phật Đài ở Vũng Tàu.

Lúc bấy giờ có một phái đoàn Nhật Bản đến Việt Nam, do nhân viên Bộ ngoại giao đưa họ đi “tham quan” Thích Ca Phật Đài. Những người Nhật Bản thấy chúng tôi đốt nhang và quỳ lạy Phật. Một người trong phái đoàn của họ xáp đến, qua thông dịch viên, họ đưa cho chúng tôi xem bản kinh Bát Nhã 260 chữ bằng Hán Tự, được in trên chiếc quạt cầm tay của họ, và hỏi chúng tôi biết bản văn này không?

Nhờ ông nội lẫn phụ thân là “thầy đồ” cho nên tôi được ảnh hưởng Hán tự từ thuở nhỏ. Lúc đó tôi là người giải thích tóm tắt qua thông dịch viên, đến với phái đoàn Nhật Bản về Bản Kinh Bát Nhã của hệ tư tưởng Đại Thừa Phật giáo (…) được người Nhật trân trọng (…) in lên chiếc quạt mà họ đã mang theo. Sau đó, trước khi cáo từ, một ông Nhật đã xếp chiếc quạt lại, và bước đến tặng nó cho tôi. Tôi còn giữ mãi vật kỷ niệm đó cho tới bây giờ.

-Kinh Hoa Nghiêm –

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_%C4%90%E1%BA%A1i_Ph%C6%B0%C6%A1ng_Qu%E1%BA%A3ng_Ph%E1%BA%ADt_Hoa_Nghi%C3%AAm

Từ bộ Kinh Hoa Nghiêm mà có bài Kệ Khai Kinh mang tính bất hủ qua mọi thời đại:

https://www.dkn.tv/van-hoa/vo-tac-thien-de-lai-4-cau-tho-trong-bo-kinh-phat-nghin-nam-sau-hau-the-con-than-phuc.html

 

-Gs về lãnh vực Khoa học Vật lý dẫn triết học trùng trùng duyên khởi, và “vi trần số thế giới” trong vũ trụ mà Kinh Hoa Nghiêm đã từng mô tả trước khi Galileo ra đời có đến hàng nghìn năm –

“…Về Thế Giới Vô Cùng Lớn:   Quan niệm của Phật Giáo về vũ trụ như sau: thế giới chúng ta đang sống không phải là duy nhất và cũng không phải là trung tâm vũ trụ.  Ngoài thế giới chúng ta đang sống còn có rất nhiều thế giới khác, và Phật giáo phân loại các thế giới thành 3 loại: Tiểu Thiên Thế Giới, Trung Thiên Thế Giới, và Đại Thiên Thế Giới.  Danh từ thế giới trong Phật -giáo chỉ một thiên thể (thí dụ như trái đất) hoặc một tập hợp các thiên thể được coi như thuộc một nhóm (thí dụ như thái-duơng-hệ mà trái đất là một hành tinh trong đó).  Vậy, một ngàn thế giới họp thành một Tiểu Thiên Thế Giới, một ngàn Tiểu Thiên Thế Giới họp thành một Trung Thiên Thế Giới, và một ngàn Trung Thiên Thế Giới họp thành một Đại Thiên Thế Giới.  Vậy, lấy đơn vị là một hệ thống tương tự như hệ thống Thái Dương Hệ và gọi là thế giới thì Tiểu Thiên Thế Giới gồm có khoảng  một ngàn thế giới, Trung Thiên Thế Giới gồm khoảng một triệu thế giới , Đại Thiên Thế Giới gồm khoảng một tỷ thế giới v..v.. Đó là quan niệm về vũ trụ của Phật Giáo từ hơn 2500 năm về trước.  Nhưng sau đó 22 thế kỷ, vào thế kỷ thế 17, Tây phương vẫn còn chưa thoát khỏi quan niệm sai lầm về trời tròn đất vuông,  trái đất được coi là trung tâm vũ trụ, và rằng mặt trời quay xung quanh trái đất như đã viết trong Thánh Kinh. 

 

    Trở lại quan niệm về vũ trụ của Phật Giáo, chúng ta thấy rằng quan niệm này hầu như tương hợp hoàn toàn với những kiến thức ngày nay của những nhà thiên văn (astronomers) hay những nhà vật-lý-học về thiên thể (astrophysicists), và đã đi trước khoa-học nhiều thế kỷ.  Một Tiểu Thiên Thế Giới có thể so sánh với quan niệm hiện đại về một thiên hà (galaxy) gồm có cả triệu ngôi sao và những hành tinh có thể có sinh vật trên đó.  Thí dụ như giải ngân hà (Milky Way) hay M31, hay chòm sao (constellation) Andromeda.  Một Trung Thiên Thế Giới có thể so sánh với một chùm thiên hà (galactic cluster) thí dụ như chùm Coma Berenices, và một Đại Thiên Thế Giới có thể so sánh với cái mà Hannes Alfven gọi là siêu thiên hà (metagalaxy) ở  trong Đại Vũng   (Big Dipper) của Tiểu Ursa (Minor Ursa) trong đó có ít ra là cả triệu thiên hà.  Cho tới nay, vì những giới hạn tự tại của những dụng cụ quan sát cho nên các khoa học gia chưa thể đi xa hơn trong việc khảo sát vũ trụ.  Nhưng không phải vì những giới hạn kỹ thuật này mà vũ trụ cũng bị giới hạn theo, và nay chúng ta đã hiểu tại sao Đức Phật lại “bỏ ngỏ” quan niệm về vũ trụ hữu hạn hay vô hạn.  Điều này chứng tỏ Đức Phật đã thấy rõ khả năng vô tận của con người, và rằng Phật Pháp không phải là những giáo điều cứng ngắc không bao giờ thay đổi.  Và đây cũng chính là tinh thần khoa học hiện đại, không có gì có thể coi như là vĩnh cửu, bất biến.

 

   Nói đến quan niệm về vũ trụ của Phật Giáo thì chúng ta không thể bỏ qua Kinh Hoa-Nghiêm, phẩm Thế Giới Thành Tựu.  Trong phẩm này, Bồ Tát Phổ Hiền tuyên thuyết về 10 đặc tính của các thế giới: nhân duyên khởi, chỗ trụ nương, hình trạng, thể tánh, trang nghiêm tánh, thanh tịnh tánh, Phật xuất hiện, kiếp trụ, kiếp chuyển biến sai biệt, và môn vô sai biệt.  Để cho vấn đề tương hợp với khoa học được rõ ràng, sau đây tôi xin luận về hai điểm :  hình trạng và kiếp trụ các thế giới.  Chúng ta hãy xét đoạn kinh văn sau đây:

 

   Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo đại chúng rằng: “Chư Phật tử! Thế giới hải có nhiều hình tướng sai khác, hoặc tròn….hoặc hình như nước xoáy….hoặc hình như hoa … có vi trần số hình sai khác như vậy.”

   Rồi trong phẩm tiếp theo, phẩm Hoa Tạng Thế Giới, Phổ Hiền Bồ Tát lại tuyên thuyết: “Chư Phật tử!  Tất cả thế giới chủng đó hình trạng đều khác nhau: hoặc hình núi Tu Di, hoặc hình sông, hoặc hình xoay chuyển, hoặc hình nước xoáy, hoặc hình trục xe…hoặc hình hoa sen…có vi trần số hình trạng như vậy.”  (“Kinh Hoa-Nghiêm”, Thích Trí Tịnh, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản)

 

   So sánh với những hình trạng của các chòm sao, giải thiên hà, ngân hà khám phá bởi khoa học ngày nay chúng ta thấy Phật giáo đã mô tả hình trạng của chúng một cách vô cùng chính xác.  Thí dụ như các hình như bánh xe, nước xoáy chúng ta có thể quan sát được trong các chòm sao như Cetus, Pegasus và Hercules, hình sông là giải ngân hà (Milky Way) và nhiều thiên hà khác, hình dạng như hoa là những khối tinh vân trong khoảng không gian liên-thiên-hà (intergalactic clouds of gas) có chứa hàng tỷ ngôi sao v…v… Thật tôi không thể tưởng tượng được ở một thời chưa hề có kính thiên văn, dù thô sơ nhất, mà Đức Phật và các Đại Bồ Tát đã có những hiểu biết chính xác về vũ trụ như trên.  Có cách giải thích nào khác là chúng ta phải tin rằng, do Thiền Định và vì đã giác ngộ hoàn toàn, cho nên các Ngài đã nắm vững được cơ cấu huyền bí của vũ trụ, nếu không thì làm sao có thể biết được những điều như trên.  Và chúng ta cũng nên nhớ là những điều Đức Phật và các Bồ Tát chọn để tuyên thuyết cho người đời chẳng qua cũng chỉ là một nắm lá trong tay so với số lá cây trong rừng.

   Sau đây, tôi xin đưa ra vài hình ảnh mà các khoa học gia đã chụp được trong vũ trụ, và quý vị sẽ thấy những mô tả về hình trạng thế giới trong Kinh Hoa Nghiêm (thuộc hệ tư tưởng Đại thừa Phật giáo – tqd) chính xác như thế nào.

 

 Hình xoay chuyển của Thiên Hà NGC 523 Sculptor

 

 

 

 

Hình bánh xe của Thiên Hà Andromeda

 

 

 

Hình nước xoáy của Thiên Hà [The Spiral Galaxy NGC 2997]

 

 

Hình hoa nở của Thiên Hà Trifid

 

 

 

Hình vòng nhẫn của khối tinh vân 250px-M57_The Ring Nebula

 

 

 

Hình núi Tu Di của Thiên Hà M104: The Sombrero Galaxy

Xem tiếp: http://giaodiemonline.com/2008/09/pgkh.htm

-Đây là nhà khoa học lừng danh trong thế kỷ 20 – Albert Einstein nhận xét về Phật giáo, bất luận là Đại thừa hay Tiểu thừa:

“Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, because it embrances science as well as goes beyond science). (Cả hai câu trên được trích từ Collected famous quotes from Albert Einstein. http://rescomp,stanford,edu/~cheshire/ Einstein quotes.htm).” –

https://phatgiao.org.vn/nha-khoa-hoc-thien-tai-albert-einstein-nghi-gi-ve-giao-ly-dao-phat-d32630.html

-QUAN NIỆM CỦA BERTRAND RUSSELL VỀ TÔN GIÁO –

https://thuvienhoasen.org/a16922/quan-niem-cua-bertrand-russell-ve-ton-giao

-BERTRAND RUSSELL
CƠN ÁC MỘNG CỦA CÁC NHÀ THẦN HỌC:

https://thuvienhoasen.org/a16924/bertrand-russell-con-ac-mong-cua-cac-nha-than-hoc

Tương đồng giữa Khoa học và Phật giáo theo nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận –

http://www.rfi.fr/vi/khoa-hoc/20120803-tuong-dong-giua-khoa-hoc-va-phat-giao-theo-cai-nhin-cua-trinh-xuan-thuan

-“Trong suốt quá trình lịch sử Việt, trên bình diện triết và đạo học, trí thức Việt chỉ có giao lưu với thế giới Âu Mỹ trên con lộ một chiều. Văn hóa Việt chỉ du nhập và tiếp thu những sản phẩm tư tưởng từ Tây phương – chứ chưa hề có nhân vật nào có khả năng khai mở một dòng tri thức từ Việt Nam để đem gieo giống tư duy ra nước ngoài.Thiền sư Thích Nhất Hạnh (Nhất Hạnh) có lẽ là người đầu tiên và duy nhất đã làm được chuyện này.” –

https://viettimes.vn/thich-nhat-hanh-nguoi-danh-khe-tieng-chuong-tinh-thuc-cho-the-gioi-377908.html

Trần Quang Diệu

Wissai:

1. Theo thiển ý của tôi, Tâm Linh là một cái gì rất mơ hồ, nhiều tính chất huyền  thoại, tràn đầy cá nhân tính, không có kiểm chứng (unverifiable) và không có replicable, vì thế rất có ích lợi cho những ai muốn bảo vệ Niềm Tin Tôn Giáo thiếu Sự Hợp Lý, phản Luận Lý, phản Kiến Thức Khoa Học. Đối với họ, Tâm Linh là một cái bất khả xâm phạm, không được mổ xẻ, tra vấn, hoài nghi.
2. Tuổi trẻ không phải đều giống nhau về Thông Minh, Kiến Thức, và Can Đảm. Người lớn tuổi cũng thế. Chỉ có những ai có sự cao cấp trong lãnh vực Thông Mình, Kiến Thức, và Can Đảm mới suy tư về nguồn gốc và bản chất của Tôn Giáo. Đa số nhân loại ngụp lặn, đắm chìm trong Niềm Tin Tôn Giáo và không màng suy tư những gì mình tin có hữu lý hay không, hay là một sự nhảm nhí, tự kỷ ám thị, hậu quả của sự nhồi sọ tẩy não,  mà người thật sự tự trọng và tự hào không bao giờ làm.
3. Xin mời đọc một bài viết tìm trên mạng về “Tâm Linh”:

Tâm linh và Mê tín

Đỗ Kiên Cường
09:05‘ SA – Thứ tư, 24/10/2018

Khát vọng muốn tin các hiện tượng dị thường của con người lớn hơn mọi chứng cớ phản bác” (Định luật Blackmore thứ nhất).

Bài “Đất thiêng một giải nghiệm” trên Văn nghệ số 32, ngày 11-8-2007, khá điển hình cho một trào lưu mới tại nước ta hiện nay. Đó là sự lên ngôi của “khoa học tâm linh” hay các hoạt động mang tính tâm linh khác, tuy khái niệm tâm linh chưa bao giờ được làm rõ hay đạt sự đồng thuận. Đây là vấn đề quan trọng mà nếu không giải quyết, có thể gây nhiều hiểu lầm. Có ai ngờ thời thế lại đổi thay đến mức, người viết từng bị nhà thơ T.T.L. qui kết là hồng vệ binh và phản động chỉ vì không tin tâm linh có thật!

Tâm linh là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, 1995, tâm linh là “1. Khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xẩy ra với mình, theo quan niệm duy tâm. 2. (ít dùng) Tâm hồn, tinh thần”. Nếu đề nghị dịch thuật ngữ ra tiếng nước ngoài, có lẽ người biên soạn sẽ lúng túng.

Liên quan với tâm linh, tiếng Anh có hai thuật ngữ là spiritualism(duy linh luận) và spiritism (thông linh luận). Duy linh luận là niềm tin tôn giáo – triết học về sự tồn tại sau cái chết, còn thông linh luận giả định về một số hiện tượng liên quan với sự can thiệp của người chết. Do nhiều tương đồng, nên chúng thường được đánh đồng với nhau. Tâm linh luận giả định có thể liên lạc với người chết qua đối tượng trung gian là giới đồng cốt – những người được xem là có khả năng nói chuyện với người chết.

Cần lưu ý rằng, linh hồn bất tử là ước nguyện rất tự nhiên của con người, vì đó là cách duy nhất để chúng ta chống chọi với thời gian và chiến thắng nỗi sợ hãi trước cái chết. Trong mọi nền văn hoá, đều tồn tại ước nguyện đó dưới nhiều hình thức, nhất là khi người xưa chưa hiểu biết đầy đủ về bản chất sự sống. Ngày nay, khi Miller (1953) tạo được axít amin nhờ tia lửa điện phóng qua ống nghiệm mô phỏng khí quyển Trái đất xưa, và khi nhiều phòng thí nghiệm đã gần tạo được tế bào nhân tạo, khoa học đã phát hiện bản chất tự nhiên của sự sống và khẳng định linh hồn không có thật. Là chức năng của bộ não, nên khi ta chết, tư duy, nhận thức và tình cảm chấm dứt, giống như hình ảnh, âm thanh trong tivi mất ngay khi ta ngắt điện. Nói cách khác, về mặt khoa học, linh hồn là quan điểm sai lầm.

Như vậy cần phân biệt ranh giới giữa các hoạt động tín ngưỡng – tôn giáo với các hoạt động khoa học. Thờ cúng và cầu xin người đã khuất phù hộ tại gia đình, đền chùa hay các cơ sở tôn giáo là các hoạt động tín ngưỡng – tôn giáo cần được giữ gìn như một nét văn hoá đáng quí. Hoạt động này được pháp luật bảo vệ. Còn tổ chức nghiên cứu xem linh hồn có thật hay không lại là việc làm lạc hậu cả về thế giới quan và phương pháp luận. Về mặt thế giới quan, những hoạt động đó kéo lùi nhận thức của chúng ta ít nhất hai thế kỉ (Khi Wohler tổng hợp được urea năm 1828, quan niệm linh hồn đã bị bác bỏ về mặt sinh học). Về mặt phương pháp, các nghiên cứu về cầu hồn hay gọi vong tại nước ta mắc lỗi nghiêm trọng trong thiết kế, đánh giá và bàn luận kết quả. Kết quả là một trung tâm nghiên cứu với nhiều nhà khoa học có tiếng đã kết luận cô đồng Phương tại Thanh Hoá thực sự có khả năng gọi hồn người chết. Trong khi đó, với sự nghi ngờ đúng đắn (xin lưu ý, tín ngưỡng hay tôn giáo dựa trên niềm tin, còn khoa học dựa trên sự nghi ngờ) và “thiết kế thực nghiệm” đơn giản, một phóng viên báo Công an TPHCM đã phát hiện sự thật khi cô đồng nổi danh này mắc bẫy nói chuyện với “vong” không có thật.

Các hiện tượng dị thường:

Như đã trình bày, vì quan niệm linh hồn đã bị xem là lạc hậu, nên giới nghiên cứu nước ngoài tỏ ra ưa thích thuật ngữ psychic, cũng được hiểu là tâm linh (theo nghĩa thứ nhất trong Từ điển tiếng Việt). Nó bao gồm ba phạm trù: ngoại cảm, tức khả năng nhận biết phi ngũ quan (gồm thần giao cách cảm, thấu thị, tiên tri và hậu tri); tác động của tinh thần lên vật chất (chẳng hạn “nhìn cong thìa”); và các hiện tượng liên quan với người chết. Người có một hay nhiều khả năng như trên được gọi là nhà ngoại cảm hay tâm linh. Thời gian qua, do nhiều nguyên nhân, giới ngoại cảm nước ta xuất hiện như nấm sau mưa. Tự cho là có nhiều khả năng khác nhau, nhưng để đáp ứng nhu cầu tìm hài cốt liệt sĩ tăng rất cao sau hai cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, nhiều nhà ngoại cảm tuyên bố có khả năng tìm mộ, chủ yếu do “nói chuyện với người chết”.

Cần nhấn mạnh rằng, sau hơn một thế kỉ nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra tám lí do nghi ngờ ngoại cảm và tâm linh như sau:

1) Sự tiến bộ là tiêu chí bắt buộc của một khoa học tốt.Ngành cận tâm lý (nghiên cứu ngoại cảm và tâm linh) không đạt được một tiến bộ đáng kể nào, kể từ khi Hội nghiên cứu tâm linh đầu tiên trên thế giới được thành lập tại Anh năm 1882.

2) Ngoại cảm được định nghĩa khác thường, không theo nghĩa nó là cái gì, mà theo nghĩa không là cái gì, nên rất khó giới hạn phạm vi nghiên cứu.

3) Bằng chứng của tâm linh thường không đáng tin, vì chỉ dựa trên lời kể của những người thiếu kiến thức chuyên môn.

4) Nghiên cứu về tâm linh thường mắc lỗi giản lược trong nhận thức và phương pháp.

5) Tâm linh không liên quan với bất cứ lý thuyết khoa học đã được khẳng định nào.

6) Nghiên cứu tâm linh có tính lặp lại kém.

7) Ngụy tạo và lừa gạt gắn bó chặt chẽ với tâm linh trong suốt tiến trình lịch sử.

8) Nhiều hiện tượng tâm linh có thể giải thích theo cách thông thường, mà hiện tượng ma nhập là điển hình (đó là hiện tượng đa nhân cách trong lĩnh vực tâm thần học).
Xin nhấn mạnh hai lí do thứ 3 và 4. Cho đến nay, chưa một ai đưa ra được một bằng chứng thuyết phục về tâm linh. Thế nào là một bằng chứng đáng tin cậy? Đó là bằng chứng thu được trong một thí nghiệm được thiết kế đặc biệt nhằm loại bỏ các kênh cảm giác (vì ngoại cảm là khả năng nhận biết phi ngũ quan), sự lừa gạt hay nguỵ tạo. Nghiên cứu tại nước ta không thoả mãn các tiêu chí này, vì thế các kết luận đều không đáng tin. Hiện quĩ James Randi (nhà ảo thuật chứng tỏ khả năng “nhìn cong thìa” của Iuri Geller chỉ là ảo thuật) treo giải một triệu đô la Mĩ cho bất cứ ai thực hiện được khả năng ngoại cảm trong một thí nghiệm có kiểm soát. Các tổ chức nghiên cứu tại Pháp, Úc, Canada… cũng treo giải 200.000 euro mỗi nước. Và trên hết là giải thưởng 50 triệu đô la cho người chỉ ra vị trí của trùm khủng bố Bin Laden. Cần lưu ý, tất cả các nhà ngoại cảm từng thử nghiệm đều đã thất bại.

Ngược với sự nghi ngờ của giới chuyên môn, sự quan tâm của quần chúng đối với ngoại cảm và tâm linh không hề suy giảm vì bất cứ lí do nào. Đó là căn nguyên khiến nữ tiến sĩ tâm lí Susan Blackmore đưa ra định luật Blackmore thứ nhất. Đã từng xuất hồn và sau mấy chục năm nghiên cứu, bà nhận thấy “Khát vọng muốn tin các hiện tượng dị thường của con người lớn hơn mọi chứng cớ phản bác”. Nói cách khác, vì muốn tin nên chúng ta có xu hướng bác bỏ mù quáng mọi chứng cớ chống lại niềm tin đó!

Chính vì vậy, Uỷ ban điều tra khoa học các tuyên bố về hiện tượng dị thường CSICOP được thành lập tại Mĩ năm 1976 nhằm ngăn chặn “cơn triều dâng của nạn mê tín và sự thừa nhận không phê phán các hiện tượng dị thường” và “khám phá các tuyên bố (về dị thường) và xuất bản các báo cáo khoa học về tính hiện thực của chúng”. Nhiều nhà khoa học lừng danh tham gia sáng lập CSICOP, như nhà vật lý Kapitxa (Nobel vật lý), nhà vật lý và thần kinh học Crick (Nobel sinh lý và y học), nhà tâm lý Skinner (cha đẻ thuyết hành vi), nhà thiên văn Sagan (cha đẻ chương trình tìm kiếm các nền văn minh ngoài trái đất SETI), nhà sinh học tiến hoá Gould (cha đẻ thuyết Darwin hiện đại hoá), nhà ảo thuật Randi (khám phá nhiều màn ảo thuật đội lốt tâm linh), nhà sinh học Dawkins (bác bỏ quan niệm về nguyên lý sáng tạo tối cao của một số nhà khoa học hàng đầu)… Với đội ngũ nhân lực hùng hậu, với tạp chí Người yêu cầu nghi ngờ xuất bản hàng quí, với hàng loại khảo cứu chuẩn mực về mặt phương pháp, CSICOP là thách thức chưa thể vượt qua đối với giới ngoại cảm và tâm linh trên toàn thế giới. Các tổ chức tương tự cũng xuất hiện tại Nga, Ucraina, Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Ấn Độ, Nam Phi, Brazil, Achentina, Hồng Kong, Đài Loan và nhiều quốc gia khác. Bạn đọc quan tâm tới các hoạt động của CSICOP có thể vào trang http://www.csicop.com/ để tìm hiểu thêm.

Tại sao giới bói toán hay đồng cốt dường như chính xác?

Nếu ngoại cảm và tâm linh không đáng tin cậy, tại sao một cô đồng giỏi có thể biết một số thông tin về người chết?

Nhiều người cho rằng đó là bằng chứng cho thấy linh hồn có thật và giới đồng cốt quả thật có khả năng nói chuyện với người chết. Tuy nhiên sau khám phá của Ray Hyman (cũng là sáng lập viên của CSICOP), sự thật về giới bói toán và đồng cốt đã được khám phá. Trong bài báo “Thuyết phục người lạ rằng bạn biết tất cả về họ như thế nào” trên Người yêu cầu nghi ngờ, tập 1, số 2, năm 1977, Hyman đã phát hiện kỹ thuật đọc nguội (cold reading). Đó là kỹ thuật lấy tin từ chính thân chủ bằng nhiều phương cách như nói lấp lửng nước đôi, đọc ngôn ngữ cơ thể… (thày bói hay cô đồng thường nói tràng giang đại hải, khi gặp thông tin khớp, ta thường nhướn mày, chớp mắt, rung cơ, thở nhanh… nên cô đồng nắm được. Giới chuyên môn gọi là hiệu ứng Hans thông minh, khi ngựa Hans tại Berlin đầu thế kỉ 20 “biết làm toán” do đọc ngôn ngữ cơ thể người đối diện). Chính vì vậy trong cuốn Sự thật đầy đủ về đọc nguội, Rowland viết: “Trong một buổi gọi hồn thành công, cô đồng có thể nói hầu hết thời gian, nhưng chính người hầu đồng mới là người cung cấp ngữ nghĩa và ý nghĩa của những ngôn từ đó“. Ở đây câu ngạn ngữ Tây Ban Nha tỏ ra thích hợp “Người nói nhiều đôi khi cũng đúng”!

Có thể kể thêm hai kỹ thuật đơn giản là đọc nóng (hot reading) và đọc ấm (warm reading). Đọc nóng là cách lấy tin trước khi bói hay gọi hồn. Ta cứ phải chầu chực mãi mới được bói hay hầu đồng là vì vậy. Còn đọc ấm là việc áp dụng các nguyên lý tâm lý thông thường cho thân nhân người đã khuất. Chẳng hạn giới đồng cốt Mĩ thường nói người chết cảm thấy đau đầu hay đau tim. Thông báo này có xác suất đúng cao vì đột quị não và nhồi máu cơ tim là những nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Mĩ. Với một cô đồng giỏi cả ba kỹ thuật, người nghe không tin mới là chuyện lạ!

Vậy có thể kiểm chứng độ xác thực của khả năng “ngoại cảm tìm mộ“ hay không? Cách giải quyết thực ra rất dễ dàng: hoặc xét nghiệm ADN trên hài cốt tìm được, hoặc thực nghiệm với các trường hợp thật giả lẫn lộn. Người viết bài này tin rằng, nếu tổ chức tốt các thử nghiệm có kiểm soát, không một nhà ngoại cảm nào dám chấp nhận thách thức. Vấn đề chỉ là chúng ta có muốn kiểm chứng hay không mà thôi.

Cần bài trừ nạn mê tín mới:

Có lẽ ít người phản đối việc tách biệt hành vi mê tín khỏi các hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo. Tuy nhiên đâu là ranh giới giữa mê tín và tín ngưỡng lại là vấn đề rất khó đạt được sự đồng thuận. Đó là vấn đề lớn của toàn nhân loại chứ không riêng của nước ta. Chẳng hạn tại Anh, nhà khoa học đoạt giải Nobel Josephson từng bỏ vật lý để nghiên cứu các hiện tượng tâm linh. Trong một bức thư gửi tạp chí Nature danh tiếng, ông chê trách thái độ thờ ơ của cộng đồng khoa học đối với lĩnh vực tôn giáo và dị thường học. Theo ông, thực hành tôn giáo bắt nguồn từ các gien liên quan với tính thiện và có thể giúp các xã hội vận hành tốt hơn. Các nhà khoa học phản đối ông, cho rằng ngoài các yếu tố tích cực, hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo rất dễ gắn với các hành vi mê tín. Điều này không lạ, vì trong một số trường hợp, ranh giới giữa tín ngưỡng và mê tín cũng khá mơ hồ. Chẳng hạn thờ cúng người đã khuất là tín ngưỡng; vậy vay tiền bà chúa Kho là tín ngưỡng hay mê tín?

Theo quan điểm cá nhân, cần phân biệt hai kiểu mê tín: mê tín cũ và mê tín mới. Tin là có ma quỉ, linh hồn, thiên đường và địa ngục hay thực hành gọi vong, cầu hồn, lên đồng… là các hành vi mê tín kiểu cũ. Những hành vi này thì từ xa xưa cha ông ta cũng đã từng đả phá và nay chúng ta cần cương quyết và khôn khéo loại trừ. Sự vụ một cô đồng “nhập hồn lãnh tụ” cần xem là sự giả danh lãnh tụ, và việc lưu truyền băng đĩa về nó cần xem là hoạt động mê tín. Chúng và các hoạt động tương tự cần được ngăn chặn kịp thời, cương quyết, khôn khéo và lâu dài.

Khó ứng phó hơn là các hành vi mê tín mới. Tại phương Tây chúng nổi lên dưới cái tên Tân Kỷ nguyên (New Age). Trào lưu này cho rằng, dựa trên các lý thuyết mới như cơ học lượng tử, khoa học (tự nhiên) đã có thêm tính chủ quan, bên cạnh tính khách quan vốn có. Đã là chủ quan thì không thể bỏ qua các yếu tố thuộc về tinh thần hay “tâm linh” được. Tiến thêm một bước (không hợp lý, theo cá nhân người viết), trào lưu này làm sống lại các chủ đề cũ như xuất hồn, đầu thai và luân hồi, tiên tri, giao tiếp với người chết… với nhiều cơ sở nghiên cứu, thực hành và giảng dạy được thành lập, chủ yếu dựa trên tài trợ tư nhân. Như đã trình bày, đó là những hoạt động thiếu cơ sở lý luận chặt chẽ, không vượt qua được các cuộc kiểm chứng nên đều không đáng tin cậy.

Cuối cùng là một số hành vi chưa hẳn là mê tín nhưng cũng cần được lưu tâm đúng mức. Đó là việc ca ngợi và vận dụng quá mức một số quan niệm và kinh nghiệm người xưa. Với cái nhìn khá tinh nhạy, người xưa đã quan sát, chiêm nghiệm và hệ thống hoá một số quan niệm, kiến thức và thực hành trong nhiều lĩnh vực, như y thuật, thuật phong thuỷ, tử vi, kinh Dịch… Tuy nhiên do hạn chế trong hiểu biết về cấu trúc và hành vi của con người và thế giới, nên các hệ thống đó chứa đựng nhiều quan niệm và hành động sai lầm. Với trình độ ngày nay, không khó để chỉ ra đúng sai, hay dở của các hệ thống đó. Một quan điểm đúng đắn trong việc gìn giữ bản sắc là gạn đục khơi trong, loại bỏ các yếu tố sai lầm, giữ lại các kinh nghiệm đúng để ứng dụng vào cuộc sống. Chẳng hạn quan niệm địa linh nhân kiệt. Người xưa cho rằng do khí thiêng sông núi hay mạch đất mà một địa phương có thể sinh nhiều hào kiệt . Vì thế mà có các quan niệm và hành vi sai lầm như “mả táng hàm Rồng” hay trấn yểm. Ngày nay ta biết rằng, chính con người (với mọi sắc thái sinh học và văn hoá) mới là yếu tố tạo nên hay tô điểm thêm cho một truyền thống văn hoá. Nếu không sẽ không hiểu tại sao các nhà Cần Vương thất bại mà Cách mạng tháng Tám lại thành công. Một ví dụ khác là nhà ở ngã ba bị đường đâm thẳng vào thì không tốt. Kết luận có thể giống nhau, nhưng khoa học giải thích bằng các lí do như dễ bị xe đâm trong các vụ tai nạn hay ảnh hưởng của sự căng thẳng thần kinh khi sống trong căn nhà đó, chứ không phải bằng các quan niệm siêu hình của người xưa. Quan niệm xung khắc tuổi cũng vậy. Khi cả hai người cùng tin tuổi họ xung khắc thì họ sẽ xét nét nhau từng tí một và cuối cùng thành xung khắc thật; trong khi nếu cùng tin hợp tuổi thì sẽ chín bỏ làm mười và cố gắng hợp tác tối đa, kết quả là hợp thật. Như vậy chính sức khoẻ thể chất và tâm thần, chính trí tuệ, cảm xúc, niềm tin và các giá trị tinh thần, cũng như môi trường sống và làm việc có văn hoá, chứ không phải ngày tháng năm sinh hay nơi sinh, mới là yếu tố quyết định chúng ta là ai, chúng ta sống và theo đuổi các giá trị như thế nào. Thiên thần hay ác quỉ nằm trong chính chúng ta, chứ không phải ở con sông hay ngọn núi.

Để kết thúc, xin nhấn mạnh rằng, niềm tin vào sự huyền bí là nhu cầu có thật của con người, và theo các nhà khoa học, nó lớn hơn mọi chứng cớ phản bác. Vì vậy chúng ta cần lựa chọn đúng đắn giữa các hoạt động tín ngưỡng và các hành vi mê tín, cho dù trong nhiều trường hợp, ranh giới giữa chúng thật khó phân định. Với lập trường duy vật và cách nhìn biện chứng, với việc ứng dụng linh hoạt các thành tựu khoa học hiện đại, chúng ta có thể gạn đục khơi trong, góp phần gìn giữ những truyền thống văn hoá quí báu của dân tộc, bên cạnh việc kiên trì loại trừ các hành vi mê tín dị đoan.

On Jan 19, 2020, at 4:49 PM, Dien Luc <dienluc40@gmail.com> wrote:

Thua ong wissai.

Ton giao la mot nhu cau tam linh.
Thanh nien … con du suc luc ve the xac va tinh than …cho nen ho tu tin vao nang luc tinh than va suc luc cua ho. Vi the ho khong can ton giao.
Nguoi lon tuoi … khong con du suc phan dau cho nen can dua vao uy luc cua than linh.
Vi the ton giao la nhu cau tam linh doi voi ho.🦊🦊🦊
Than linh co ho tri, protect duoc khong??
Cac Su va cac Priest deu noi la co.
@@@@@@@@@@@
Thua ong Huy Thai
Ly thuyet ve Phap phap ….
Ong Tran quang Dieu, voi kien tuc Phat hoc rat cao
da giai thich day du.
The nhung
Chu de la … .kinh dien Dai Thua & Kim cang thua co phai la loi Phat day khong???
hay la kinh Dai thua va Kim cang thua la do cac Su Dai thua nguy tao.???
Than kinh
D L.


Chào bạn Khai Pham và quý bạn,

        Trình bày của tôi về chủ đề có lẽ khá rõ ràng, nhưng có lẽ ông Khai Pham đọc và suy luận có phần nhầm lẫn, bởi:

        1) Từ bát-nhãphiên âm từ tiếng Phạn, có nghĩa tương đương với từ Hán là trí tuệ 智慧, nói gọn là trí, tương đương với từ Hán Việt làhiểu biết, và từ thuần Việt là thấy biết, nói gọn là biết.

        2) Từ ba-la-mậtphiên âm từ tiếng Phạn, có nghĩa tương đương với từ Hán văn chương bác học là độ   hay đáo bỉ ngạn 到彼岸 hoặc có nghĩa tương đương rõ ràng và cụ thể hơn với từ giải thoát 解脫 hay tự do 自由 (= tự do tinh thần, tự do nội tâm).  Từ thuần Việt có thể dùng dịch từ ba-la-mật là cuối hết, sau hết,không còn gì nữa.

        Như vậy, chúng ta không nên nói như ông Khai Pham viết là:  trí tuệ bát nhã  hay  trí bát-nhã ba-la-mật, mà nên nói:

        bát-nhã ba-la-mật,  trí tuệ ba-la-mật,  trí tuệ giải thoát,  trí ba-la-mật,  trí giải thoát,  tuệ giải thoát … là những từ đồng nghĩa.

        Trong Duy Thức tông và Tịnh Độ tông, cái biết tương đối gọi là Thức (thuộc Tục đế). Khi hành giả nhận ra bản chất thực của Thức này từ nhận thức chân lý Duyên khởi và không phạm phải dính mắc cố chấp vào cái biết của ta (ngã sở) nữa, thì đó gọi là Trí (= trí tuệ ba-la-mật – Chân đế).  Do đó, chúng ta có thể thấy rằng Trí chẳng qua là sự chuyển hóa từ Thức, nghĩa là Trí của bậc giác ngộ không phủ định hay tách rời thế gian này, mà là không dính mắc cố chấp cực đoan vào những thông tin quy ước biểu  kiến của thế gian, để rồi tự làm Khổ cho chính mình.

HT

Vào 03:56:06 PST, Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020, Khai Pham <khaipham100@gmail.com> đã viết:
Ông Huy Thái Viết:

“Nếu như biết mà không nói thì người này quá keo kiệt tri thức, thiếu lòng từ. Đức Phật Thích Ca biết quá nhiều đi chứ, mà không nói, thì còn gì đáng tôn kính là Thiên Nhân Sư ? Thời đức Phật có người tu tịnh khẩu mãi, sau đó bị câm luôn.

Ý  ông Huy Thái là THIÊN NHÂN SƯ.
Ông Huy Thái Viết:
“Chữ “Bát-nhã” nếu đứng riêng chỉ nói chung là trí tuệ hiểu biết thông thường. Vì thế, trong Tâm Kinh có nói rõ là Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh thì mới đúng ý là trí tuệ của bậc giác ngộ-giải thoát, tức Tuệ giác.”
 
Trí của mọi người chỉ là trí tuệ hiểu biết thông thuờng.
Tức Trí Bát Nhã = Trí tầm thường
Trí của ông Huy Thái là trí của bậc giác ngộ, giải thoát. 
Tức Trí Bát Nhã Ba la Mật = Trí của người Cõi trên, bờ bên kia.
 
Vì hình như ông Huy Thái mới cho xuất bản một cuốn giáo khoa về Phật – Pháp – Tăng của Phật Giáo, năm 2019 ở nhà xuất bản Minh Tâm, Thành phố HCM?
Ôi, Thiện tai! Thiện tai!
Thôi, không tu tịnh khẩu,
Vì sợ Ngài rủa: Câm.
Viết tán thán Công Đức
Thành một bài “Kinh Tâm!”
“Phật – Pháp – Tăng” là hiệu
Xe lớn chở về quê
Đất Phật, miền Tịnh Thổ
Ai học Phật thì về.

Học Phật cần hiểu Pháp

Muốn Pháp phải cầu Tăng
Tăng giảng Pháp lăng quăng
Hóa ra Tăng là Phật!
Tăng cho Pháp thành Phật
Phật do Tăng mà thành
“Tăng – Pháp – Phật”  hồng danh
trong cảnh giới Phật giáo.
Nhờ Tăng ta có Pháp
Nhờ Pháp Phật mới sinh
Lũ Phật tử chúng mình
Phải thờ Tăng thờ Phật!

 

Kính bạn Sang Hoang và quý bạn,

        Tôi xin có vài ý trao đổi về 2 vấn đề mà bạn Sang Hoàng đã nêu lên:

I. ” BIET thi khong NOI, NOI thi khong BIET “

Trong chương 56 của Đạo Đức Kinh, Lão Tử có viết:

Tri giả bất ngôn. Ngôn giả bất tri知者不言.言者不知 Người biết không nói. Người nói không biết”

– Người biết không nói nơi đây là hàm ý không nói bừa, mà là nói năng cẩn thận hợp với sự thật, lẽ thật (chân lý).

– Người nói không biết nơi đây là người nói không chịu « 7 lần uốn lưỡi », khiến nói sai sự thật, sai lẽ thật.

Nếu như biết mà không nói thì người này quá keo kiệt tri thức, thiếu lòng từ. Đức Phật Thích Ca biết quá nhiều đi chứ, mà không nói, thì còn gì đáng tôn kính là Thiên Nhân Sư ? Thời đức Phật có người tu tịnh khẩu mãi, sau đó bị câm luôn. Có một danh ngôn nhắc chúng ta:  « Nói ít không có nghĩa là ít nói, mà là đừng nói những gì vô ích ! »

II. Bát-nhã.

       Chữ “Bát-nhã” nếu đứng riêng chỉ nói chung là trí tuệ hiểu biết thông thường. Vì thế, trong Tâm Kinh có nói rõ là Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh thì mới đúng ý là trí tuệ của bậc giác ngộ-giải thoát, tức Tuệ giác.

1. Ba-la-mật-đa (波羅蜜多;  P: Pāramī;  S: Pāramitā;  E: Perfection, Completeness)  thường được dịch nghĩa là:

– Độ (sang bờ bên kia).

– Đáo bỉ ngạn到彼岸 (đạt đến bờ bên kia).

– Cứu cánh 究竟 (sau cùng, hoàn tất, hoàn hảo, tối hậu).

Ba-la-mật-đa thường được lược bớt chữ “đa”.

1.1. Trong Phật giáo Nam truyền.

Thập Ba-la-mật = Thập độ (十波羅蜜多;  P: Dasa Pāramiyo;  E: the Ten Perfections), tức Mười pháp Ba-la-mật, là 10 đại hạnh Bồ Tátđược hành giả tu tập rốt ráo để đạt đến quả vị Phật.  Mười đại hạnh này là 10 hạnh tu tập thân và tâm với một nội tâm Vô ngã, tức hành giả rèn luyện sống theo chân lý Duyên khởi.

1. Bố thí Ba-la-mật (Dāna Pāramī)

2. Trì giới Ba-la-mật (Sīla Pāramī)

3. Xuất gia Ba-la-mật (Nekkhamma Pāramī)

4. Trí tuệ Ba-la-mật (Paññā Pāramī) => quán triệt

5. Tinh tấn Ba-la-mật (Viriya Pāramī) => nỗ lực

6. Nhẫn nại Ba-la-mật (Khanti Pāramī) => chịu đựng

7. Chân thật Ba-la-mật (Sacca Pāramī) => trung thực

8. Quyết tâm Ba-la-mật (Adhitthāna Pāramī)

9. Từ Ba-la-mật (Mettā Pāramī)  => hành thiện   

10. Xả Ba-la-mật (Upekkha Pāramī)  =>  hành xả

1,2,3 là hành động thuộc thân, 4 -:- 10 là hành động thuộc tâm.

1.2. Trong Phật giáo Bắc truyền.

Lục Ba-la-mật = Lục độ (六波羅蜜多;  S : Ṣaṭ pāramitā;  E: the Six Perfections),  tức Sáu pháp Ba-la-mật, là 6 đại hạnh Bồ Tát được hành giả tu tập rốt ráo để đạt đến quả vị Phật.  Sáu đại hạnh này là 6 hạnh tu tập thân và tâm với một nội tâm Vô ngã, tức hành giả rèn luyện sống theo chân lý Duyên khởi.

1. Bố thí Ba-la-mật (布施波羅蜜;  S: Dāna Pāramitā;  E: Generosity, Giving of oneself)

2. Trì giới Ba-la-mật (持戒波羅蜜;  S: Śīla Pāramitā ;  E: Virtue, Morality, Discipline, Proper Conduct)

3. Nhẫn nại Ba-la-mật (忍辱波羅蜜;  S: Kṣānti Pāramitā;  E : Patience, Tolerance, Acceptance)

4. Tinh tấn Ba-la-mật (精進波羅蜜;  S: Vīrya Pāramitā;  E: Energy, Effort)

5. Thiền định Ba-la-mật (禪定波羅蜜;  S: Dhyāna Pāramitā;  E: One-pointed Concentration, Contemplation)

6. Trí tuệ Ba-la-mật (般若波羅蜜;  S: Prajñā Pāramitā;  E: Wisdom, Insight).

1,2 là hành động thuộc thân, 3 -:- 6 là hành động thuộc tâm.

2. Trí tuệ Ba-la-mật = Bát-nhã Ba-la-mật [ ;  P: Paññā Pāramī ;  S: Prajñā Pāramitā;  E : the Perfection of (Transcendent) Wisdom => the perfected way of seeing the nature of reality],  ở vị trí thứ 4 trong Thập độ và thứ 6 trong Lục độ, thường gọi là Tuệ giác (= Tuệ giác ngộ) hay Tuệ giải thoát, nghĩa là hành giả khi đã sống với suy tư thuần thục chân lý Duyên khởi, sẽ hình thành Tuệ giác ngộ đưa tới nội tâm tự do (giải thoát).

HT

Vào 10:27:13 PST, Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020, Sang Hoang <hoangsang109@yahoo.com> đã viết:
Kinh thua quy vi va cac ban,
       * Toi van thuong nghe noi :
            ” BIET thi khong NOI, NOI thi khong BIET “
de chi ve cai CHAN LY do. Tai sao ? (Moi xem attach) Cai BIET la TRI BAT NHA do.
       * Dung ban luan nhieu, cu lam di quy vi va cac ban oi !
        Than men,   HS

Khai Pham wrote;

 

CHÂN LÝ : “PHẬT – PHÁP – TĂNG”
“Phật – Pháp – Tăng” là hiệu
Xe lớn chở về quê
Đất Phật, miền tịnh thổ
Ai tìm Phật thì về.

Học Phật cần hiểu Pháp

Muốn Pháp phải cầu Tăng
Tăng giảng Pháp lăng quăng
Hóa ra Tăng là Phật!
Nhờ Tăng ta có Pháp
Nhờ Pháp Phật mới sinh
Lũ Phật tử chúng mình
Phải thờ Tăng như Phật!
Tăng cho Pháp thành Phật
Phật do Tăng mà thành
“Tăng – Pháp – Phật”  là danh
trong cảnh giới Phật giáo.
January 15, 2020
Wissai’s Comment on the dialogue between Tin Duy Pham and Huy Thai:

 

Style is the Man. Nobody, perhaps except me,  wants to admit that he is stupid and ignorant when facing a superior opponent. Ultimately, it’s all about respect for Truth, Ego, and Silence.

 

Maybe my heart is not big enough, but there comes a point when we must realize that the life we save must be our own, that  we must not underestimate Stupidity, and that we cannot convert Shit into Gold, Idiots into Savants.

Wissai


Kính bạn Tin Duy Pham và quý bạn,

        Trong Trang Tử Nam Hoa Kinh có chép: “Có nơm là vì cá; được cá hãy quên nơm. Có dò là vì thỏ; được thỏ hãy quên dò. Có lời là vì ý, được ý hãy quên lời. Ta tìm đâu được người biết quên lời, hầu cùng nhau đàm luận.

Lời, có nghĩa là ngôn ngữ, là phương tiện để diễn đạt Ý.  Do đó, không có Lời thì Ý cũng xem như triệt tiêu; bởi Lời ít ra cũng được chọn lọc theo quy ước biểu kiến để gợi Ý, nên khi được Ý rồi thì mới quên Lời được.

Hơn nữa, nếu Lời không diễn đạt được Ý, thì xem như vai trò phương tiện của Lời không hiệu quả. Vì thế, dùng Lời cần đi từ nghĩa hẹplàm nền tảng để đi tới nghĩa rộng, chứ không thể trực chỉ ngay nghĩa rộng nếu như không có một định nghĩa theo quy ước riêng (glossary).

Chúng ta khó thể trách người đọc hiểu sai nếu như người viết thiếu chuẩn bị diễn đạt chu đáo.  

Dưới đây là vài ý kiến của riêng tôi, không có ác ý nào “hạ thấp” tác giả, mà là để các bạn suy gẫm cho rõ ràng hơn. Nếu ý kiến của tôi chưa hợp lý thì xin các bạn cụ thể chỉ giáocho. Thành thật cám ơn rất nhiều.

Bài “Chân lý là gì?

Qua trình bày của tác giả về “Chân lý là gì?”, tôi có vài ghi nhận sau:

1) Nhìn chung, có lẽ tác giả hơi dài dòng trong việc xếp loại Chân lý. Và có lẽ sẽ gọn hơn nếu như tác giả trình bày theo nhận thức Chân lý tương đốiChân lý tuyệt đối, tức Tục đếChân đế trong đạo Phật. 

Như ta có thể nói “tính chất tương đối nơi các sự vật là điều tuyệt đối”, nghĩa là mọi sự vật mà chúng ta phân biệt tốt-xấu, đẹp-xấu, hay-dở, cao-thấp, nóng-lạnh, … đều có tính tương đối, chứ không có sự vật nào là thuần tốt hay thuần xấu (cực đoan). Nói thế và thấy biết như thế thì toàn bộ nhận thức của ta mới dần phá bỏ các chấp thủ cực đoan là đầu mối của Khổ, mà theo nhà Phật gọi đó là nhận thức Trung đạo.

Cũng cần thấy rằng tương đối và tuyệt đối hay Tục đế và Chân đế là điều kiện của nhau, nối kết nhau. Điều này cho thấy rằng Chân lý ở ngay trước mắt chúng ta, và hạnh phúc thật sự của con người không ở ngoài thế gian này, trái với suy tưởng của nhiều tôn giáo khác. Cho nên trong kinh Pháp Bảo Đàn nói rõ:

Phật pháp tại thế gian

Bất ly thế gian giác

Ly thế gian mịch bồ đề

Kháp như cầu thố giác

Nghĩa:

Phật pháp trên thế gian

Không thể rời thế gian mà giác ngộ

Rời thế gian tìm giác ngộ

Giống như tìm sừng thỏ

Thực ra, nhận thức Trung đạo không phải tự nhiên mà có, mà đó chỉ là hệ quả từ cái thấy biết rất cơ bản là Duyên khởi. Những gì chúng ta thường nghe về lý Vô thường, lý Vô ngã, lý Nhân Quả, …, kỳ thực chỉ là những hệ quả diễn đạt cụ thể của Nguyên lý Duyên khởi.

Nguyên lý Duyên khởi không do đức Phật Thích Ca tự chế tác ra, mà là khám phá ra nó như một quy luật vận hành tự nhiên của vũ trụ vạn sự vạn vật, vượt lên mọi không gian và thời gian, hiện thực chi phối thế giới cả hữu hình lẫn vô hình. Vì thế, Nguyên lý Duyên khởi được xem là lẽ thật, là sự thật, đó chính là Chân lý, là Chân lý khách quan tự nhiên của vũ trụ (*).

Trong kinh Tăng Chi Bộ, cũng như trong Tạp A Hàm, Đức Phật đã từng khẳng định rằng: “Duyên khởi là lẽ thật chỉ rõ thực tính  duyên sinh(hayduyên hợp) nơi mọi sự mọi vật – vật lý hay tâm lý, trong vũ trụ.  Sự thật này luôn tồn tại cho dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện nơi thế gian này Bản chất các pháp là thế, …, là không thay đổi

Chúng ta hãy thử quay lại lời của Trang Tử Nam Hoa Kinh phát biểu ở bên trên, sẽ thấy ngay cách nói này chính là diễn đạt mang tính cụ thể của Nguyên lý Duyên khởi!

Nguyên lý Duyên khởi vượt lên các chấp thủ là nguyên nhân đưa tới đau khổ. Do đó, nhận thức đúng đắn nguyên lý này chính là có được ‘bửu bối’ phá chấp, là thứ ‘bửu bối’ tự nhiên dẫn chúng ta đến cuộc sống hạnh phúc chân thật vậy.

————-

(*) Chú thích:  Các tôn giáo hữu thần đã tưởng tượng chế tác ra một Thượng đế toàn năng, có thể ban phúc giáng họa tùy thích theo lý giải “Ý Chúa”.  Vị Thượng đế này không ai thấy biết bao giờ được cho là thật, là Chân lý, nên Thượng đế nơi đây được xem là Chân lý chủ quan, ý nghĩa trái với Chân lý khách quan nói trên.

2) Ở trang 8, tác giả viết khó hiểu:  “Đạo Phật thì bảo phải tìm đến ông Phật, đó là Chân lý”. 

– Thường thì những người gọi là Phật tử mà chưa hiểu đạo Phật cho rằng Phật là vị Thần linh, giống như Thần linh ở các tôn giáo hữu thần; tìm đến Phật có nghĩa là tìm đến Thần linh ban ân phúc cho người cầu xin.

3) Ở trang 10 tác giả đã phóng tác kinh Kalama trong Phật giáo Nguyên thủy (Kinh Kalama – Thich Tri Sieu) nói về 10 điều dạy cũa đức Phật Thích Ca về niềm tin, thành kinh Kim Cang?

        “Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật đã nói Chân lý như thế này:  ‘Mỗi người phải tự soi sáng lấy mình, soi sáng bởi Chân lý, nương tựa vào Chân lý chứ không nương tựa vào nơi nào khác. Đừng nghe lời một ai nói, dù người đó là một bậc Thánh Nhân’”.

Bài “Đạo Phật là gì?

1)  Ở trang 3, tác giả viết:  “đạo Phật là đạo bao trùm vũ trụ”.

– Nên được hiểu: “Chân lý Duyên khởi của đạo Phật có giá trị rộng khắp vũ trụ”, chứ không có ý nghĩa là bao trùm đạo Chúa đạo Tiên.

2) Ở trang 4, tác giả cho rằng “10 danh hiệu Phật chỉ có Đại Bồ Tát mới hiểu Đức Phật, còn Bồ Tát mới hiểu Bồ Tát, hay La hán mới hiểu được La Hán, chứ Tiên, Thần, Trời cũng không hiểu được”.

– Thực ra, 10 danh hiệu này là nhằm chỉ ân đức của Phật, nghĩa là khi niệm Phật trong tu tập thiền định, hành giả có thể chọn 1 trong 10 ân đức này để niệm.

3) Ở trang 7, tác giả viết :  “Chân Như sinh ra vạn pháp, tức Chân lý tuyệt đối sinh ra nhiều hiện tượng”.

– Nên hiểu là “Chân lý Duyên khởi là lẽ thật giải thích tính chất Duyên sinh hay Duyên hợp mọi sự vật trong vũ trụ, nghĩa là vạn sự vạn vật trong vũ trụ tương tác lẫn nhau, tạo nên sự sinh sinh diệt diệt, không ngừng biến đổi biến hóa ra vạn sự vạn vật mới”.

4) Ở trang 9, tác giả viết: “đã nói tin Phật thì cứ như vậy, đừng có thay đổi, đừng có tìm hiểu, đừng có gì cả, vàbiểu sao cứ làm vậy, làm mãi cho đến khi đúng lời nói Phật nói, …, làthấy đượccái Chân Lý”.

        – Ở các chùa thường ghi:  “Tu mà không hiểu là tu mù”. Còn trong kinh A Hàm thì dạy: “Ai tin tưởng Như Lai mà không hiểu Như Lai, tức là phỉ báng Như Lai vậy“.

5) Ở trang 11, tác giả viết:  “Tất cả đều không có lẽ phải, mà tất cả đều phải, tất cả đều không có tốt, mà tất cả đều tốt, tất cả cái đó gọi làkhông có chấp. … khi nào mà không chấp hoàn toàn thì đó là Phật, chỉ có vậy thôi.

        – Chấp có nghĩa là giữ (chặt) lấy một sự hay một vật nào đó. Như vậy bản thân tác giả có chấp hay không có chấp?  Thật ra sau khi thành đạo, đức Phật vẫn phải tạm chấp để sống và giáo hóa chúng sinh, sau đó thì Phật xả ly không dính mắc, chứ không thể nào gọi là không chấp hoàn toàn.

        Trên đây là vài ý kiến của riêng tôi, không có ác ý “hạ thấp” tác giả, mà là để các bạn suy gẫm cho rõ ràng hơn. Nếu ý kiến của tôi chưa hợp lý chỗ nào thì xin quý bạn cụ thể chỉ giáo cho. Thành thật cám ơn rất nhiều.

HT

 

Vào 05:09:50 PST, Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020, Tin Pham Duy <tinphamduy@gmail.com> đã viết:

Thưa ông Huy Thái,

Email vừa rồi tôi có nói về Đạo là gì, Phật là gì,nhưng bị lỗi font chữ  nên rất khó đọc, cho nên tôi xin chuyển qua PDF đính kèm để đọc cho rõ ràng vì nói chuyện Đạo lý cần phải thận trọng.
Nhân đây, tôi cũng xin nêu các câu Kinh Phật ý nghĩa nói về Phật là gì, hay là Chân Lý,  quý bạn suy tư cho nhiều, nếu hiểu được thì thành Phật  ngay (hiểu đây không phải là hiểu theo chữ nghĩa) :
Như Lai giả thị chư Pháp như nghĩa.
– Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng,nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.
– Nhược dĩ sắc kiến ngã , dĩ âm thanh cừa ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai.
Ông Huy Thái hiểu câu    Như Lai giả thị chư Pháp như nghĩa  theo lối  hiểu chữ nghĩa, cho nên bài bác  sự giải nghĩa câu nầy (tuy cũng là giải nghĩa theo chữ nghĩa), cho nên không trách được.
 

About wissai

A wannabe writer who is interested in literature, politics, history, and philosophy
This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink.

Leave a comment